Bảo trì hệ thống

1. Bảo trì hệ thống điện

- Giám sát, kiểm tra, vệ sinh và tiến hành đo đạc các thông số xem có phù hợp với các chỉ số ghi trên nhãn máy hay không. Các thông số gồm: dòng điện, điện áp, độ cách điện, độ ồn, nhằm phát hiện kịp thời các nguyên nhân có thể dẫn đến hư hỏng máy.

- Độ ồn của các thiết bị lắp chìm trong chất lỏng là 70 dB. Với các thiết bị được lắp trên mặt thoáng thì độ ồn không vượt quá 80 dB.

- Độ cách điện cho phép đối với các thiết bị dùng điện trong lưới điện hạ thế là 01M

- Điện áp tăng cho phép không vượt quá 10% đối với điện áp ghi trên nhãn máy và sụt áp không quá 2%/100V.

- Dòng điện không vượt quá dòng điện ghi trên nhãn máy.

- Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các thiết bị máy để quá trình giải nhiệt và tản nhiệt được tốt hơn.

- Sử dụng camera nhiệt kiểm tra nhiệt độ của từng thiết bị trong thiết bị và từng máy móc.

2. Bảo trì hệ thống đường ống công nghệ

- Sử dụng bơm xịt rửa áp lực để vệ sinh tất cả các ngăn bồn bể, các thiết bị bơm chìm nước thải, hệ thống đường ống công nghệ, tấm lắng lamen,…

- Kiểm tra, vệ sinh ngăn chắn rác hàng tuần: xúc rửa, xả đáy bồn hóa chất

3. Bảo trì máy bơm ly tâm

- Cách ly thiết bị khỏi nguồn điện và nguồn chất lỏng đang sử dụng

- Đóng mở các van có liên quan ảnh hưởng đến hệ thống

- Vệ sinh bơm, luppe hút

- Kiểm tra phốt, vòng bi

- Đo độ cách điện của bơm (pha với pha, pha với vỏ bơm)

- Mở các te bảo vệ cánh quạt tản nhiệt

- Dùng tay quay nhẹ để xác định xem vòng quay của bơm có trơn và nhẹ nhàng không hoặc có tiếng rít do ma sát không. Nếu có tiếng kêu phải tháo guồng bơm và xử lý.

4. Bảo trì máy bơm chìm

- Cách ly bơm chìm khỏi nguồn cung cấp điện.

- Kéo bơm chìm lên khỏi hố hoặc bể. Đối với thiết bị có trọng lượng <30kg thì trực tiếp dùng tay kéo lên, đối với thiết bị có trọng lượng >30kg phải dùng ba lăng kéo lên. Nghiêm cấm không được sử dụng cáp của bơm nước thải để kéo bơm lên.

- Kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ bơm và guồng bơm. Dùng tay quay nhẹ để xác định xem vòng quay của bơm có trơn và nhẹ nhàng không hoặc có tiếng rít do ma sát không. Nếu có tiếng kêu phải tiến hành tháo guồng bơm và xử lý.

- Đảm bảo độ nhớt cần thiết của dầu động cơ. Đo độ cách điện của bơm (pha với pha, pha với vỏ bơm)

5. Bảo trì bơm định lượng hóa chất

- Tra dầu cho hộp số

+ Định kỳ cứ 6000 giờ hoạt động thì thay nhớt 01 lần
+ Thay dầu khi bơm ngừng hoạt động
+ Tháo bỏ dầu cũ bằng cách mở nắp đậy lỗ tra dầu, bỏ hết dầu cũ và vặn nắp lỗ tháo dầu lại
+ Tiếp theo đưa nút điều chỉnh lưu lượng về vị trí 0% đổ dầu vào hộp số đến mức ngang vạch đỏ của mắt kiểm tra dầu

Chú ý: Không vận hành bơm định lượng khi không có dầu trong máy

- Khởi động lại bơm

+ Với bơm không hoạt động, kiểm tra lại dầu nhớt
+ Kiểm tra lại ổ cắm cũng như chiều quay của motor (xem mũi tên trên tâm motor)
+ Phải chắc chắn rằng tất cả các van ON/OFF trên ống hút, ống xả được mở hoàn toàn
+ Phải chắc chắn rằng dung dịch không bị cứng hóa hoặc bị đóng cặn trong đường ống hóa chất
+ Khi khởi động bơm lần đầu tiên với áp suất đầu ra thấp bằng việc điều chỉnh núm đến 20% giữ điều kiện này từ 3 – 5 phút. Tăng dần tốc độ dòng lên đến giá trị lớn nhất, sau đó đặt điều kiện làm việc cho bơm tại vận tốc và áp suất cần thiết
+ Trong lần kiểm tra đầu tiên áp suất của bơm bằng với áp suất đồng hồ đo. Giá trị áp suất (theo đồng hồ đo không được vượt quá áp suất lớn nhất được chỉ ra trong bảng công suất
trên bơm.)

6. Bảo trì máy thổi khí

- Kiểm tra áp suất đồng hồ đo áp lực
+ Bảo đảm giá trị áp suất thể hiện trên đồng hồ đo áp lực ≤ thông số áp lực ghi trên máy
+ Chỉ khi nào có nhu cầu kiểm tra áp lực ta mới mở van phía trước đồng hồ áp lực, bình thường van nhỏ này “Thường đóng”.

Đồng hồ áp lực rất dễ bị hỏng do nhiệt hoặc những rung động trong khi máy chạy. Cách tốt nhất là khóa van vào đồng hồ áp lực hoặc tháo đồng hồ áp lực ra khỏi máy đem cất.

- Kiểm tra dầu nhớt bôi trơn

+ Bảo đảm xả hết nhớt cũ trước khi châm nhớt mới. Châm nhớt mới vào đến ngang mực của đồng hồ nhớt, làm bằng thủy tinh để ta có thể thấy được lượng nhớt trong máy )
+ Khi máy ở trạng thái nghỉ phải đảm bảo lượng nhớt ở ngang mực giữa của đồng hồ nhớt
+ Nếu ta châm nhớt quá nhiều: Nhớt trong máy sẽ bị nóng hoặc bị rò ra ngoài
+ Nếu ta châm nhớt quá ít: Máy sẽ bị ồn, nhông đầu cốt sẽ bị nóng gây cháy nhông

Tuy nhiên chúng ta có thể sử dụng nhớt xe máy (Nhớt 40). Bơm mỡ cho vòng bi. Tốt nhất bơm mỡ cho vòng bi ngay sau khi tắt máy. Cho máy chạy khoảng 15 phút sau khi bơm mỡ và lau sạch thừa bị trào ra ngoài. Phải dùng mỡ chịu nhiệt. Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để chọn loại mỡ thích hợp với máy.

- Dây đai

+ Kiểm tra nếu dây đai quá căng, vòng bi sẽ bị nóng, ngược lại quá chùng dây đai sẽ mau hỏng
+ Xác định khoảng dây đai trong (L). L là đoạn dây đai năm giữa nhưng hoàn toàn không tiếp xúc với 2 pulley. Tác động 1 lực P = 3kgf (máy nhỏ dùng 3 dây đai) hoặc P = 9kgf (máy lớn dùng 5 dây đai) vào giữa khoảng dây trống theo phương thẳng đứng
- Ống hãm thanh đầu ra/đầu vào
+ Kiểm tra để đảm bảo không có đồ vật gây nghẽn trong ống hãm thanh (gạch, đá, dụng cụ thi công) Nếu có quá nhiều bụi bên trong phải vệ sinh sạch sẽ
+ Điều kiện không khí đầu vào cho máy: Không khí sạch
+ Nếu ống hãm thanh không được kiểm tra định kỳ các vật liệu cách âm bên trong có thể bị bong ra trở thành vật thể gây tắc nghẽn.

- Ngoài ra chúng ta còn phải kiểm tra toàn bộ các bulong, đai ốc xem có hư hỏng hay không. Thông thường trong khoảng thời gian dài ngày, các bulong có xu hướng bị nới lỏng ra do sự rung động của máy.