Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường (hay còn được gọi là Báo cáo giám sát môi trường định kỳ/ Báo cáo tổng hợp quan trắc môi trường)

1. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường (Báo cáo giám sát môi trường định kỳ/ Báo cáo tổng hợp quan trắc môi trường)

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường hay được gọi là Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là hình thức báo cáo kết quả chất lượng hiện trạng môi trường của dự án, nhà máy lên cơ quan chức năng có thẩm quyền. (Cơ quan tiếp nhận báo cáo quan trắc môi trường: Phòng TNMT quận huyện, Sở TNMT hoặc Ban quản lý các KCN, KCX)

Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ sẽ giúp cho công ty nắm được tình hình tác động môi trường xung quanh đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thường xuyên kiểm tra so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó đưa ra phương án xử lý môi trường thích hợp.

2. Cơ sở pháp lý lập báo cáo giám sát môi trường:

Căn cứ để thực hiện việc quan trắc môi trường định kỳ:

• Nghị định 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/4/2015

• Căn cứ Nghị định 40/2019/NĐ-CP Ngày 13/05/2019.

• Căn cứ Thông tư 25/2019/TT-BTNMT Ngày 31 tháng 12 năm 2019

• Nội dung đã cam kết trong Báo zcáo đánh giá tác động môi trường (Cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường; Bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường).

3. Đối tượng lập báo cáo quan trắc môi trường:

Tất cả các doanh nghiệp thuộc đối tượng làm hồ sơ môi trường Đánh giá tác động môi trường/ Kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

4. Tần suất lập báo cáo quan trắc môi trường:

Quan trắc nước thải:

- Cơ sở, dự án đã đi vào vận hành có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và có tổng khối lượng nước thải thải ra môi trường (theo tổng công suất thiết kế của các hệ thống xử lý nước thải hoặc theo khối lượng nước thải đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ tương đương) từ 20 m3/ngày (24 giờ) trở lên, trừ các trường hợp đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. Tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 03 tháng/lần.

- Cơ sở, dự án đã đi vào hoạt động, có quy mô công suất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và có tổng khối lượng nước thải thải ra môi trường (theo tổng công suất thiết kế hoặc theo khối lượng nước thải đã đăng ký trong kế hoạch bảo vệ môi trường) từ 20 m3/ngày (24 giờ) trở lên, trừ các trường hợp đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. Tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 06 tháng/lần.

Quan trắc khí thải:

- Cơ sở, dự án đã đi vào vận hành có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và có tổng lưu lượng khí thải thải ra môi trường từ 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên (theo tổng công suất thiết kế của các hệ thống, thiết bị xử lý khí thải hoặc theo lưu lượng khí thải đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ tương đương), phải thực hiện quan trắc khí thải định kỳ với tần suất là 03 tháng/01 lần.

- Cơ sở, dự án đã đi vào hoạt động có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và có tổng lưu lượng khí thải thải ra môi trường từ 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên (theo tổng công suất thiết kế của các hệ thống, thiết bị xử lý khí thải hoặc theo lưu lượng khí thải đã đăng ký trong kế hoạch bảo vệ môi trường), phải thực hiện quan trắc khí thải định kỳ với tần suất là 06 tháng/01 lần.

5. Thời điểm thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường:

Theo Điều 37 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết thị hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (gọi tắt Thông tư 25/2019/TT-BTNMT) thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) được gửi tới các cơ quan quản lý trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo

6. Quy trình Lập báo cáo quan trắc môi trường

Bước 1: Công ty môi trường tiếp nhận yêu cầu , thu thập thông tin tài liệu của dự án.

Bước 2: Chuẩn bị và tiến hành đo đạc, lấy mẫu nguồn gây ô nhiễm.

Bước 3: Phân tích mẫu định kỳ từng quý.

Bước 4: Tổng hợp hồ sơ và Hoàn thành báo cáo giám sát môi trường.

Bước 5: Gửi báo cáo đã hoàn thành cho chủ đầu tư xem và ký.

Bước 6: Nộp báo cáo cho cơ quan thẩm quyền, gửi cho chủ đầu tư. Và sau đó Bàn giao cho khách hàng.

7. Hồ sơ:

- Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư

- Hợp đồng thuê đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)

- Quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, đề án bảo vệ môi trường

- Hóa đơn điện nước.

- Các hợp đồng về thu gom chất thải…

- Liên chứng từ xử lý chất thải nguy hại, biên nhận giao nhận chất thải…

- Bản vẽ hoàn công…

- Thông tin về tình hình sản xuất, hoạt động của công ty (Ngành nghề, công suất, nguyên nhiên liệu, số lượng máy móc, công nhân,..)

Nếu doanh nghiệp cần rõ hơn về hồ sơ Báo cáo công tác bảo vệ môi trường thì vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG GIA ĐỊNH

Địa chỉ: 182 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP.HCM
Văn Phòng: 144/36/5 Đường số 6, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân
SDT: 0945 707 117
Email: info.giadinhentech@gmail.com